So sánh sản phẩm

Cầu trục: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và lợi ích

Cầu trục: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và lợi ích

Cấu tạo cầu trục gồm dầm chính dầm biên hệ thống điện dọc, hệ thống điện ngang và palang để nâng hạ, dùng palang cáp điện hoặc palang xích điện.

Cầu trục là loại máy trục kiểu cầu có bánh xe lăn trên đường ray vận hành bằng động cơ điện đảm bảo nâng hạ di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng đạt hiệu quả cao tiết kiệm chi phí.
Cầu trục được sử dụng phổ biến trong các ngành kinh tế và quốc phòng để nâng chuyển vật nặng từ 1 tấn đến 500 tấn trong các phân xưởng, nhà kho cũng có thể dùng để xếp dỡ hàng. Chính khả năng làm việc của cầu trục với các thiết bị có trọng lượng, lưu lượng lớn nên đã trở thành nhân tố chính để nâng cao năng suất lao động.
Khi nghiên cứu thiết kế, chế tạo cầu trục, trong thực tế thường sử dụng phương pháp thông thường đó là thiết kế cầu trục khi đang làm việc ổn định với gia tốc bằng không. Xét thấy rằng gia tốc trong chuyển động của cầu trục cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến sự làm việc ổn định cũng như độ bền, độ cứng của cầu trục..

 Cấu tạo cầu trục

Cầu trục là loại máy trục có kết cấu thép dạng cầu, trên đó lắp bộ phận di chuyển bằng bánh sắt lăn trên đường ray chuyên dùng đặt tường hay dầm của nhà xưởng, nên còn gọi là cầu lăn.
Theo dạng kết cấu thép của cầu trục chia cầu trục ra thành hai loại: Cầu trục một dầm và cầu trục dầm đôi, cầu trục treo, cầu trục monorail, cầu trục quay…
– Dầm chủ (dầm chính)
– Dầm biên (dầm đầu)
– Bánh xe cầu trục
– Cột nhà xưởng, dầm chạy
– Đường ray chuyên dùng (dùng thép ray P11, P15, P18, P24, P30, P38 và P43 )
– Giảm chấn
– Động cơ di chuyển cầu trục
– Động cơ di chuyển xe con
– Phần nâng hạ: Palang cáp điện, Palang xích điện hoặc xe con mang hàng
– Tang tời hàng
– Điều khiển cầu trục
– Hệ thống dẫn điện cho cầu trục
 
 
 
Tags:,

Chia Sẻ :